SEARCH

Chủ Nhật, 7 tháng 3, 2010

Kỹ thuật chụp ảnh bằng điện thoại di động

Những chiếc điện thoại chụp ảnh càng ngày càng được hiện đại hóa, thực sự giúp người sử dụng nắm bắt được những khoảnh khắc hiếm hoi mà máy ảnh số chưa chắc đã làm được. Nhiều người nghĩ rằng chụp ảnh bằng điện thoại đẹp như máy kỹ thuật số là điều không tưởng. Tuy nhiên, chỉ bằng một vài kỹ thuật đơn giản, người chụp ảnh bằng điện thoại có thể tận dụng được toàn bộ ưu điểm mà chiếc máy điện thoại chụp ảnh của mình đem lại.

1. Số chấm không quan trọng. Số pixel chỉ phản ánh độ lớn của ảnh, còn ảnh đẹp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như bộ cảm biến, bộ xử lý, thấu kính máy sử dụng. Nhiều chiếc máy điện thoại được quảng cáo rằng chụp đẹp, song sự thật lại không phải. Nếu bạn định chụp ảnh bằng điện thoại, theo ý kiến chủ quan của người viết, các máy thuộc dòng Cybershot của Sony Ericsson (C và K), một số mẫu máy của LG và Samsung là phù hợp nhất, với tính năng đầy đủ, đơn giản, dễ dùng.

Hình ảnh
Hình chụp sử dụng Tiêu cư tự động

Hình ảnh
Hình chụp không sử dụng Tiêu cự tự động

2. Tận dụng toàn bộ chức năng của máy. Bạn nên làm quen với các thiết lập, ví dụ như EV (độ phơi sáng) để thiết lập độ sáng cho ảnh cho phù hợp, tận dụng chế độ lấy nét tự động Auto Focus. Nếu bạn rành cách lấy nét, bạn có thể chụp ở chế độ Marco để có những bức ảnh đẹp hơn. Để lấy nét khi sử dụng chế độ này, bạn để máy cách đối tượng chụp chừng 10 đến 15cm, nhấn nhẹ nút chụp (nấc 1), để máy tự căn nét rồi chụp. Một số máy kêu “bíp” khi quá trình lấy nét hoàn tất.

3. Chế độ màu. Tận dụng các chế độ màu và hiệu ứng cũng làm nên thành công của một bức ảnh chụp bằng điện thoại. Thông thường chiếc máy gồm các chế độ thêm màu vào trong ảnh, như đỏ, xanh lam, vàng. Những bức ảnh với sắc đỏ và vàng làm ấm bức ảnh hơn, trong khi ánh sáng xanh làm bức ảnh lạnh hơn. Các chế độ màu đen trắng hay nâu đỏ cũng góp phần làm nên một bức ảnh đẹp nếu bạn sử dụng đúng lúc, chế độ âm bản sẽ phù hợp nếu bạn muốn chụp một tấm ảnh dạng Liêu Trai Chí Dị. Bạn cũng chú ý, không phải lúc nào ảnh mà bạn xem trên màn hình điện thoại cũng giống 100% như ảnh bạn xem trên màn hình máy tính.

Xenon của SE C905

Led của SE W995

4. Ánh sáng và đèn trợ sáng. Bạn nên tận dụng ánh sán ngoài trời, hoặc chủ động bật đèn nếu như không đủ sáng. Bạn nên quan sát đối tượng chụp và lấy ánh sảng ở hoặc bật đèn cho đủ sáng khi chụp ngoài trời. Nên thử lấy sáng ở nhiều góc khác nhau để có thể lựa góc sáng tốt nhất, hạn chế chụp chính diện với các nguồn sáng (ngược sáng), các nguồn ánh sáng khác nhau sẽ có ảnh hưởng khác nhau đến màu sắc bức ảnh của bạn. Nếu điện thoại của bạn có chức năng cân bằng trắng (White Balance), bạn hãy thử dùng nó để điều chỉnh mức độ ảnh hưởng của ánh sáng sao cho phù hợp. Các mẫu máy sử dụng đèn phóng điện Xenon có thế mạnh hơn đèn flash Led trong chụp tối, nhưng những bức ảnh dùng Xenon cự ly gần lại bị cháy sáng, trong khi ảnh chiếu sáng bằng đèn LED có ánh sáng mịn hơn.

5. Mod Camera. Các dòng máy chụp ảnh Cybershot (C và K) của Sony Ericsson có một điểm thú vị, là bạn có thể thay đổi trình điều khiển (driver) camera của máy để chụp ảnh đẹp hơn. Bạn hãy tham khảo trang web se-café.net để hiểu hơn về kỹ thuật này.

6. Không được rung tay. Khi chụp bạn nên cố gắng cầm chắc máy và hạn chế rung tay. Điều này đặc biệt quan trọng trong điều kiện ánh sáng yếu vì lúc này tốc độ chớp sáng của máy ảnh sẽ cao hơn (do để khớp thời gian lóe sáng của đèn flash), nếu bạn rung tay tấm ảnh sẽ bị nhòe. Khi chụp ảnh, bạn cố gắng giữ vững tay, hoặc đặt điện thoại hay tì tay lên một vật cố định (như cái cây, bức tường, bàn, mặt đất…) khi chụp ảnh. Bạn nên lưu ý rằng các máy điện thoại chụp ảnh thường có một khoảng chờ nhất định, khoảng 1 giây hoặc lâu hơn tính từ khi bạn bấm nút chụp đến khi bức ảnh thực sự được chụp. Vì vậy bạn vẫn phải giữ nguyên điện thoại một lúc cho đến khi chắc chắn là ảnh đã được chụp.

7. Cầm máy ảnh – Kỹ thuật bốn ngón. Sử dụng kỹ thuật bốn ngón cầm chắc máy, hai ngón cầm đầu và hai ngón cầm đuôi máy. Ngón trỏ của bạn sẽ nằm đúng vị trí nút chụp hình chuyên dụng Chú ý không để các ngón tay che mặt sau thân máy vì có thể che đèn flash và camera .

Hình ảnh
Kỹ thuật 4 ngón

8. Không nên dùng Zoom số. Điểm yếu của điện thoại chụp ảnh là không có bộ zoom quang học (trừ Nokia N93 và một số ít mẫu máy khác) mà chỉ có zoom số. Nếu không thật sự cần thiết thì tốt nhất bạn không nên lạm dụng chức năng zoom kỹ thuật số trên máy ảnh, vì thực ra chức năng này sẽ làm giảm chất lượng bức ảnh của bạn. Bạn nên cố gắng đứng gần đối tượng muốn chụp ở mức có thể và cố gắng đặt đối tượng vào trọn vẹn khung ảnh Như vậy, sau này nếu muốn sửa sang lại bức ảnh (phóng to đối tượng ra chẳng hạn), bạn sẽ không làm giảm chất lượng bức ảnh quá nhiều. Nên chụp ảnh ở độ phân giải lớn nhất để bạn có thể dễ dàng chỉnh sửa lại bằng phần mềm trên máy tính.

Hình ảnh
Ảnh bị vỡ do sử dụng zoom số

9. Những nguyên tắc cơ bản. Bạn cũng cần nằm một số nguyên tắc chụp đối tượng cơ bản như 1/3, không bao giờ đặt đối tượng muốn chụp vào giữa bức ảnh. Những nguyên tắc cơ bản đó giúp bức ảnh của bạn có hồn hơn. Nhưng sau khi đã quen thuộc và nắm bắt được các kỹ thuật chụp ảnh cơ bản, bạn hãy thử phá vỡ những nguyên tắc này và làm theo nguyên tắc của riêng bạn để chụp một bức ảnh thật sáng tạo.

10. Chụp nhiều. Một trong điều tuyệt vời của chiếc điện thoại chụp ảnh là khả năng chụp ảnh nhanh ở mọi lúc mọi nơi và gần như chẳng tốn kém gì. Vì thế bạn nên có thể thử nghiệm, chụp với các chế độ, vị trí khác nhau và xóa những bức ảnh không thích. Điện thoại di động thì luôn ở bên cạnh, vì thế nó là một công cụ tốt giúp bạn rèn luyện kỹ năng chụp ảnh với các cảnh trí khác nhau.

11. Lau sạch ống kính. Ống kính máy ảnh phải sạch sẽ. Do chức năng của mình, điện thoại phải có mặt ở rất nhiều nơi như túi quần, giỏ xách, chưa kể đến những tác động của thời tiết, dính bẩn do ngón tay.Bạn nên cố gắng giữ gìn và lau chùi thường xuyên ống kính máy ảnh nếu bạn muốn có những bức ảnh đẹp (dùng một miếng khăn lau kính có thể là một giải pháp tốt). Một số loại máy điện thoại chụp ảnh có nắp đậy camera, bạn nê sử dụng loại này để bảo vệ ống kính tốt hơn.

12. Một số máy điện thoại chụp ảnh nên dùng. Xin nhắc lại là số chấm không quan trọng với một chiếc máy điện thoại chụp ảnh. Dưới đây là một số mẫu máy để bạn tham khảo:
- 2.0 m.p : Sony Ericsson K750, BenQ Siemens S88, Nokia N70, N72 …
- 3.2 m.p : Sony Ericsson K790/K800/K810 (flash Xenon), C510, C702, P1i, Nokia N73, N93i (có zoom quang học), Sharp : 903sh , 904sh . Samsung D900 , U700 . Apple Iphone 3Gs …
- 5.0 m.p : Sony Ericsson K850 (flash Xenon) , C902, Nokia N82 (flash Xenon) , N95 . Samsung : G600, F480 . LG : KU990 . Motorola : ZN5
- 8.0 m.p : Sony Ericsson C905 (flash Xenon) , W995 . Samsung : INNOV8 , Pixon M8800 . Nokia N86 . LG : KC910 , KC780

Chúc các bạn có một tấm hình chụp thật ưng ý bằng dế yêu của mình.

Jack – Alohaplease
(se-café.net) - Bài viết đăng trên e-Chip M! só 228

0 nhận xét:

Đăng nhận xét